CHIEC DEN MAU DON Họ Phương sau khi chiếm được Chiết Đông, hằng năm đến ngày rằm tháng Giêng, cho châu Minh được treo đèn năm ngày, trai gái trong thành đều được đi xem thỏa thích. Năm Canh Tý niên hiệu Chí Chính (một ngàn ba trăm sáu mươi), có Kiều Sinh nhà ở dưới núi Trấn Minh, mới góa vợ, ở một mình buồn tẻ nên không đi chơi, chỉ tựa cửa đứng xem mà thôị Cuối canh ba hôm rằm, người đi chơi vắng dần, chợt Kiều Sinh thấy một a hoàn cầm cây đèn lồng hình hai bông hoa mẫu đơn đi trước, cô gái đẹp đi sau, tuổi chừng mười bảy, mười tám, quần hồng áo biếc, yểu điệu thướt tha, theo chân nhau đi về phía tâỵ Đứng ngắm dưới trăng, chàng thấy nàng trẻ trung, thật là bậc quốc sắc. Hồn phách bay bổng, chàng không sao kiềm chế nổi, bèn bước theo nàng, lúc đón trước, lúc theo saụ Đi chừng mấy chục bước, cô gái đẹp bỗng ngoảnh mặt lại mỉm cười bảọ - Không có lời hẹn trong dâu mà lại có cuộc gặp gỡ dưới nguyệt, hẳn không phải ngẫu nhiên đâu nhỉ? Kiều Sinh vội chạy lên trước, chắp tay mà rằng: - Tệ xá ở gần gang tấc, chẳng hay giai nhân có đoái đến chăng? Cô gái không tỏ vẻ khó chịu, gọi a hoàn bảo: - Kim Liên, hãy cầm đèn cùng đi! Rồi cùng với Kim Liên quay trở lạị Chàng dắt tay cô gái vào nhà, vui mừng cùng cực, tự cho chẳng kém gì cuộc gặp gỡ ở Vu Sơn, Lạc phố. Chàng hỏi tên tuổi và chỗ ở, cô gái nói: -Thiếp họ Phù, tên là Lệ Khanh, tên chính là Thấu Phương, con gái Phán quan châu Phụng Hóa trước kiạ Cha mẹ thiếp đều mất cả, gia cảnh sa sút, đã không anh em lại ít bà con, chỉ có một thân, cùng Kim Liên tạm ở phía tây hồ. Kiều Sinh giữ nàng ở lại qua đêm. Nàng cử chỉ đáng yêu, nói năng diệu dàng, bèn buông màn kê gối, vui thú hết mực. Trời sáng, nàng từ biệt ra về, tối lại đến, cứ như thế gần nửa tháng. Ông hàng xóm sinh nghi, chọc vách nhòm sang thì thấy một bộ xương trang điểm phấn son ngồi dưới đèn cùng Kiều Sinh. Ông sợ quá, ngay sáng ra sang căn vặn chàng nhưng chàng giấu không chịu nóị Ông bèn bảo: - Ôi, cậu nguy rồi! Người ta là khí thuần dương cực thịnh, ma quỷ là khí tà uế chốn âm tỵ Nay cậu cùng cùng ở với con ma nơi u âm mà không hay, cùng ngủ với vật tà uế mà không tỉnh, một mai khi chân nguyên cạn kiệt, tai họa ắt đến. Tiếc thay, người đang tuổi thanh xuân mà thành khách nơi suối vàng, há chẳng đáng buồn saỏ Kiều Sinh bấy giờ mới thất kinh, kể hết nguyên dọ Ông hàng xóm bảo: - Nó bảo con tạm ngụ ở phía tây hồ, cậu nên đến đó tìm thì sẽ biết ngaỵ Chàng nghe lời đi thẳng đến mé tây Nguyệt Hồ. Đi quanh quẩn mãi trên đê, dưới cầu, hỏi cả cư dân lẫn khách qua đường, họ đều nói chẳng có ai như thế. Mặt trời sắp lặn, chàng bèn đi vào chùa giữa hồ nghỉ chân, dạo hết hành lang phía đông lại ngoặt sang hành lang phía tây, đến tận cùng hành lang thì thấy một gian buồng tối, trong buồng đặt một quan tài của khách qua đường, giấy trắng trên nắp ván thiên viết: "Quan tài Lệ Khanh, con gái Phán quan họ Phù châu Phụng Hóa trước kia". Trước linh cữu treo một cái đèn lồng hình hai bông mẫu đơn, dưới đèn có con hầu bằng đồ mã, sau lưng đề hai chữ Kim Liên. Kiều Sinh nhìn thấy thế, râu tóc dựng ngược, khắp người sởn gai, chạy bổ ra khỏi chùa không dám ngoái lạị Đêm ấy chàng ngủ nhờ bên ông hàng xóm, sắc mặt hiện rõ vẻ lo lắng sợ hãị Ông hàng xóm bảo: - Pháp sư họ Ngụy ở quán Huyền Diệu vốn là học trò của Vương chân nhân ở Khai Phủ, nổi tiếng về bùa chú hiện thờị Cậu nên đến ngay đấy mà cầu xin. Sáng hôm sau, Kiều Sinh đến ngay, pháp sư trông thấy chàng kinh ngạc nói: - Khí yêu ma đầy đặc thế kia, làm sao đến đâỷ Chàng sụp lạy trước chỗ ngồi, kể hết chuyện mình. Pháp sư bèn cho hai lá bùa đỏ, bảo để một lá ở cửa, một lá ở giường, lại dặn không được đến ngôi chùa giữa hồ nữạ Chàng cầm bùa trở về đặt như lời dặn, từ đấy cô gái kia quả nhiên không thấy đến nữạ Hơn tháng sau, chàng đến thăm người bạn ở chùa Cổn Tú, bạn giữ lại uống rượu, say quá quên mất lời dặn của pháp sư, rẽ ngay vào con đường qua ngôi chùa giữa hồ để về nhà. Gần tới cửa chùa đã thấy Kim Liên đến trước mặt lạy chào, thưa rằng: 1 2 Chiếc Đèn Mẫu Đơn Dịch Giả: Phạm Tú Châu - Cô đợi tôi mãi, sao cậu lại bạc tình như thế? Bèn cùng Kiều Sinh đi tới hành lang phía tây, rồi đi thằng vào phòng. Lệ Khanh đã ngồi ở đấy, kể tội chàng rằng: - Thiếp cùng chàng vốn không quen biết, tình cờ gặp nhau dưới đèn, cảm ý của chàng mà thờ chàng hết lòng, đêm đến sáng đi, không bạc bẽo với chàng, cớ sao chàng lại đi tin lời lão đạo sĩ yêu ma đó mà sinh bụng nghi ngờ, lại còn toan đoạn tuyệt hẳn nữa saỏ Bạc tình thế cho nên thiếp hận chàng lắm đấy! Nay may được gặp, thử xem chàng có bỏ được nữa hay không? Lập tức nàng nắm lấy tay Kiều Sinh cùng đến trước quan tàị Quan tài tự mở nắp, cô gái kéo chàng cùng vàọ Quan tài tự mở nắp, cô gái kéo chàng cùng vào, nắp liền đậy ngay lạị Thế là Kiều Sinh chết trong quan tàị Ông hàng xóm thấy chàng không về lấy làm lạ, tìm hỏi khắp nơi xa gần, tới khi tìm đến căn phòng quàn linh cửu trong chùa thì thấy vạt áo của Kiều Sinh thò một mẩu ngoài áo quan. Ông bèn xin với sư trụ trì mở ra thì Kiều Sinh chết đã lâu, nằm úp vào xác cô gái, còn mặt mày cô gái vẫn tươi như lúc sống. Sư than thở: - Đây là con gái ông họ Phù làm Phán quan châu Phụng Hóa, khi chết mới mười bảy, tạm quàn ở đâỵ Cả nhà cô ta đã đi lên miền Bắc, không được tin tức gì, đến nay đã mười hai năm, không ngờ lại tác quái như thế! Sư bèn cho chôn quan tài của cô gái cùng Kiều Sinh ở ngoài cửa tâỵ Từ đấy trở đi, ngày nào mây âm u, đêm nào trăng mờ tối, thường thấy Kiều Sinh cùng cô gái dắt tay nhau đi, con hầu cầm đèn mẫu đơn đi trước dẫn đường, ai gặp phải đều ốm nặng, hết nóng lại rét. Nếu biết mà làm việc công đức, cúng rượu thịt thì có thể khỏi, bằng không thì ốm liệt giường. Dân chúng sợ hãi, đều đến quán Huyền Diệu kêu với pháp sư họ Ngụỵ Ngụy pháp sư nói: - Bùa chú của ta chỉ trừ được khi chúng chưa tác quáị Nay đã đến thế, không biết làm sao! Nghe nói có đạo nhân Thiết Quân ở trên đỉnh núi Tứ Minh dẹp được quỷ thần, pháp thuật linh nghiệm lắm, các ngươi nên đến đó mà cầu xin. Mọi người bèn lên núi, vịn dây bám rễ, lội suối vượt khẹ Lên đến tận núi, quả có một am cỏ, đạo nhân đang ngồi tựa kỷ, xem tiểu đồng điều khiển con hạc. Mọi người sụp lạy trước am, nói lý do phải tìm đến. Đạo nhân bảo: - Ta là người ở ẩn chốn rừng núi, chẳng bao lâu cũng sẽ chết, làm gì có thuật lạ? Các người quá nghe đó thôi! Thấy đạo nhân nghiêm nét mặt từ chối, dân chúng thôi: - Chúng tôi vốn không biết, đó là do pháp sư họ Ngụy ở quán Huyền Diệu chỉ giáo cho như vậy! Bấy giờ đạo nhân mới tươi nét mặt nói: - Ta không xuống núi đã sáu chục năm nay, tên học trò bẻm mép làm phiền ta phải ra đi rồi! Bèn cùng tiểu đồng xuống núi, bước đi thoăn thoắt, đến thẳng ngòai cửa tây, kết đàn phương trượng, ngồi xếp bằng ngay ngắn trên chiếu rồi vẽ bùa đem đốt. Bỗng thấy mấy thiên tướng được bùa gọi đến, áo gấm khăn vàng, giáp sắt giáo nhọn, đều cao hơn trượng, đứng sừng sững dưới đàn, khom lưng chờ lệnh. Đạo nhân ra lệnh: - Ở đây có tà ma gây họa, quấy nhiễu sinh dân, các người há không biết hay saỏ Mau mau xua chúng đến đây! Mấy thiên tướng vâng lệnh đi, chốc lát đã gông cổ, cùm tay cô gái, Kiều Sinh cùng Kim Liên giải tới, rồi roi hèo tới tấp đánh xuống, máu túa dầm dề. Đạo nhân quát mắng một hồi, bắt phải cung khaị Thiên tướng lấy giấy bút đưa cho, ba người cung khai đến mấy trăm lời, nay chép đại lược như sau: Kiều Sinh khai: - Trộm nghĩ, góa vợ, cô đơn một mình tựa cửa, phạm vào lời răn chữ sắc, động tới ý muốn đa dâm; chẳng quyết đoán khi gặp rắn hai đầu như Tôn Sinh, để đến nỗi yêu con chồn chín đuôi như Trịnh Tử. Việc đã trót rồi, hối không kịp nữạ Cô gái họ Phù khai: - Trộm nghĩ, lúc lìa đời, ban ngày không bạn; sáu phách tuy rời, một hồn chưa nát. Trước đèn dưới trăng, gặp kẻ oan gia vui thú năm trăm năm về trước; trên đời, trong dân, làm câu chuyện kể phong lưu cho ngàn vạn người saụ Mê muội chẳng biết quay về tội thật không còn thể trốn. Kim Liên khai: - Trộm nghĩ, cật tre làm cốt, bôi trắng thành hình. Mồ mả chôn vùi, chẳng biết ai đem dùng làm đồ mã; tinh nhanh mặt mũi, tựa hình thể người nhưng thấp kém hơn. Đã có tên để gọi, chỉ còn thiếu tính linh; nhân đó mà được thể, đâu dám làm yêu tinh! Khai xong, thiên tướng cầm lên đưa trình. Đạo sĩ cầm cây bút to phê rằng: - Mảng nghe, Vua Vũ đúc vạc đỉnh mà dâm thần, gian quỷ chẳng kẻ nào giấu được hình; Ôn Kiều đốt sừng tê mà phủ nước cung rồng đều phải hiện ra hình trạng. Nghĩ rằng, u minh khác nẻo, ngụy trá đa đoan; người gặp phải bất lợi cho người, vật gặp phải có hại cho vật. Cho nên quỷ Đại Lịch vào trong cửa mà Tấn Cảnh Công băng, lợi yêu ma kêu ngoài đồng mà Tề Tương Công chết. Giáng họa làm yêu gieo tai gây nghiệt; cho nên, trên trời đặt ra viên tướng chém tà, dưới đất bày ra các ti phạt ác. Khiến cho, bốn loài quỷ quái không được dung thứ làm điều gian; dạ xoa, la sát chẳng được tha hồ gieo bạo ngược. Huống hồ, nay thuở thanh bình, ấy thời phẳng lặng. Thế mà, biến hóa hình hài, dựa vào cây cỏ; sớm sao xế trăng tàn, đêm gió mưa mờ tỏ, kêu trên xà mà thành tiếng, nhòm vào buồng mà vô hình; nhặng lượn, chó vờn, bê dữ, sói tham, nhanh như gió vút, nóng tựa lửa hun. Trai họ Kiều do còn tham dâm, sống đã biết đấy! Kim Liên kia thàng quái, mượn vật chôn dối càn; lừa đời hại dân, trái luật phạm pháp. Chồn cáo thong dong mà dâm đãng, cun cút bay nhanh mà bất lương, thói ác đã quá, tội lỗi không dung! Hố hãm người từ nay lấp kín, trận mê hồn từ nay mở tung; thiêu hủy cây đèn hai ngọn, áp giải tới ngục âm cung! Lời khai đầy đuû, kẻ nọ chấp hành! Cấp cấp như luật lệnh! Tức thì ba người khóc lóc dùng dằng, bị tướng nhà trời vừa xua vừa lôi đị Đạo nhân phất tay áo trở lên núị Hôm sau dân chúng lên núi tạ ơn thì không thấy đạo nhân đâu nữa, chỉ còn am cỏ mà thôị Vội đến quán Huyền Diệu gặp pháp sư họ Ngụy để hỏi thì ông ta vừa bệnh thành câm, không nói được nữạ Kết Thúc (END) CAU TRUYEN LIEU TRAI Bây giờ tới phiên thằng Quang ! - Bọn tôi liền nhao nhao. - Thôi, tao chịu ! - Nó khoát tay thối thoát lia lịa ! - Đâu được, nãy giờ mày nghe bọn tao kể chuyện chán rồi giờ phải đáp lể chứ ! - Cả bọn lại rộ lên thúc hối. Môt chút im lặng và không hiểu sao mặt mày tái mét, cuối cùng nó đành thúc thủ. - Thôi được để tao kể. Cả bọn liền im lặng phăng phắc chờ đợi, thằng Quang bắt đầu chậm rãi kể: "Hồi đó vào khoảng đầu hè năm thứ 3, thi vừa xong môn cuối là tao vội vã thu xếp về ngay. Như tụi bây biết đó, học trò nghèo đi xa, một năm 365 ngày thì gặp mặt được mái nhà của mình có được bao năm, nên hể có dịp là y như là ngồi phải đống lửa tam muội, chẳng thèm cân nhắc dọt ngay ra bến xe. Leo lên được chuyến xe cuối cùng thì trời đã tắt nắng. Mặc kệ, đem được tấm thân về cho cha mẹ mừng là mãn nguyện rồi. Khởi đầu có vẻ êm ả, tiếng động cơ rì rì chẳng mấy chốc đám hành khách vào giấc mơ màng trong đó có cả tao. Khoảng ba, bốn tiếng đồng hồ gì đó thì có tiếng bánh xe xiết gấp, hai hành khách mới xuất hiện một già, một trẻ - có lẽ là bố con. Cô gái nhã nhặn xin phép ngồi vào hai chiếc ghế trống bên cạnh tao. Cơn buồn ngủ chỉ kịp cho tao đáp lại nụ cười của cô gái rồi tao lại gục đầu vào thành ghế thực hiện nốt giấc Nam Kha vừa bị gián đoạn. Đầu tiên nó phun ra những cơn ho khùng khục như một ông già bị lao kinh niên báo hiệu điều chẳng lành, cuối cùng thì chiếc xe đò rệu rã chấm dứt công cuộc phục vụ của mình bằng cách dừng lại giữa một cánh đồng trống khi kim đồng hồ chỉ đúng... 11 giờ. Đám hành khách muốn phát khóc khi được thông báo rằng họ chỉ có thể tiếp tục cuộc hành trình sau cuộc sữa chữa ít nhất là đến... 5 giờ sáng. Không riêng gì họ , mặt mày tao méo xẹo khi thấy mình đang đứng giữa một khoảng không, không có lây bóng cây chứ đừng nói mái nhà. Trên trời mấy vì sao đang nhấp nháy không biết thông cảm hay giểu cợt, dưới đất thì đám côn trùng đang chơi cùng nhau một giàn nhạc giao hưởng không có nhạc trưởng. Có lẽ quá oi bức, trong xe lại nêm đầy chặc người nằm ngồi ngả ngớn nên tao không hề nào chợp mắt, cuối cùng tao quyết định giết thời gian bằng cách... đi dạo. Tao liền mon men tiến ra cánh đồng, gió tha hồ thổi ù ù bật tung cả nút áo, tao rùng mình định trở lại xe thì ngay lúc ấy tao nhìn thấy một căn nhà ! Lấy làm lạ, khi nãy trên xe tao không hề nhìn thấy nó mặc dù chỉ cách chổ đậu xe vài trăm mét. Máu tò mò thúc tao tiến đến gần để xem đó là cái gì bởi vì so với căn nhà thì nó quá nhỏ. Thì ra đó là căn nhà mồ. Vốn là thằng gan lì tao ghé mắt ngó vào. Nền gạch bông sạch bóng mời gọi một cách không cưỡng lại được, tao liền quyết định ngả lưng tại đây hơn là chen lấn trong cái hộp sắt đầy ngẹt người và mùi ét xăng ngoài kia. Nghĩ thế tao liền bước thẳng vào, phần mộ được xây âm xuống đất, cho nên toàn bộ phần nền phía trên trống trải y như tấm phản hảo hạng. Thời may tao vấp phải cây đèn dầu hỏa có lẽ của anh thợ săn cá nào đó bỏ quên của đêm qua, tao liền bật quẹt. Trên bức tường lớn nhất có khắc tên họ, năm sinh của người quá cố, tao liền soi đèn vào. Thì ra người mất là một cô gái còn rất trẻ chỉ 18 tuổi. Một thoáng bùi ngùi: một số phận quá ngắn ngủi, cái gì đã khiến cô gái quá trẻ thế này từ giã cuộc đời vội vã vậy? Chắc là thảm khốc lắm ! Bỗng tự nhiên cơn buồn ngủ ập đến , hơi do dự nhưng rồi tao cũng tự trấn an mình vì chỗ này không xa mấy nơi xe đậu nên tao liền dứt khoát qua đêm trong căng nhà mồ, vừa dựa lưng vào tường là tao đã ngáy pho pho. Cây đèn dầu chập chờn hắt từng cái bóng run rẩy lên tường, ngoài kia đêm và những cơn gió ù ù vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình. Không biết bao lâu rồi, khi tao giật mình thức giấc thì bắt gặp ngay một đôi mắt đang nhìn tao chằm chặp. Giật bắn mình vì tưởng mình đang đối diện với hồn ma bóng quế nhưng rồi tao lại thở khì ra ngay khi nhận ra cô bé trên xe đò lúc nãy. Bị bắt gặp nhìn trộm, cô gái cười bẽn lẽn cúi gầm mặt xuống, bên cạnh cô ta là ông già đang gáy pho pho chẳng biết trời trăng gì. Mừng vì có bạn đồng hành với lại muốn chữa thẹn cho cô gái, tao liền lên tiếng làm quen. Cô bé hình như còn ngại vì giữa đêm khuya với một chàng trai lạ hoắc nên chỉ trả lời nhát gừng những câu của tao, ông già vẩn mê mãi ngáy. Nhưng rồi sau đó, cô bé có phần dạn dĩ hơn, cuộc trò chuyện bắt đầu rom rã, thỉnh thoảng cô nàng lại cười ngất khi tao chen câu chuyện mấy câu pha trò. Nhờ thế mà tao được biết cô bé được ông bố dắt lên Sài Gòn thi đại học đang trên đường trở về. Mặc dù dưới anh đèn leo lét của cây đèn sắp cạn dầu, tao vẫn xác định được rằng cô bé có khuôn mặt khá xinh nhưng có điều nước da cô ta trắng quá đến gần như... phát sáng trong đêm. Có lẽ tin tưỡng ở tao nhất là khi được biết tao còn là một gia sư luyện thi đại tài, cô bé liền nhờ tao giải hộ đề thi đại học vừa rồi. Được chứng minh tài nghệ trước người đẹp thì còn gì bằng, pha biểu diển bất ngờ làm tao phấn chấn hẳn lên. Nhưng khi nhận từ tay cô gái tờ giấy viết đề thi và lời giải của cô không hiểu sao tay tao bỗng lạnh buốt. Một cảm giác lành lạnh rờn rợn chạy khắp châu thân làm tao rùng mình mấy cái. Nhận thấy thái độ bất thường của tao, cô gái liền nhoẻn miệng cười làm tao thấy mình sao mà ngớ ngẩn, có lẽ đó chỉ là cơn gió ẩm thấp ngoài kia lọt vào được đây thôi. Tự trấn an mình như vậy, tao liền cúi xuống tờ giấy, có vài điểm cố bé đã làm sai tao liền gạch xóa và sữa lại hoàn chỉnh. Cô bé mắt rưng rưng khi biết mình đã làm sai phần nữa đề toán. Tao liền an ủi cô bé hết lời: nào là học tài thi mệnh, nào là còn khối cơ hội v.v... Được tao khuyến khích, cô nàng bắt đầu hồi vui trở lại. Câu chuyện của bọn tao liền chuyển sang hướng khác, rôm rả. Cho đến tiếng con gà trống nào đó gái vu vơ ngoài cánh đồng, cô gái thoáng giật mình vội vã lôi ra từ trong túi một tấm ảnh có ý tặng tao làm kĩ niệm cho buổi gặp gở khá kì lạ này. Vẩn cái cảm giác lạnh băng lúc nãy nhưng lần này tao đã phòng bị trước nên không phải giật bắn mình lên như lần trước. Trong ảnh cô gái xinh ra phết trong tà áo dài trắng tha thướt, tao buột miệng khen làm cô gái lần nữa cúi gầm mặt xuống. Vừa lúc đó tiếng còi xe inh ỏi báo hiệu cuộc sửa chữa đã xong, tao liền đứng dậy. Bên kia ông già củng đã được đánh thức, tao khẽ gật đầu chào ông, ông bố củng có nước da trắng bệch như cô con gái. Khi đã yên vị trên ghế ngồi, quay sang bên cạnh, tao ngạc nhiên khi thấy nó còn trống, rõ ràng hai cha con ra xe cùng lúc với tao mà. Xe bắt đầu rụt rịch chuyển bánh, tao liền hốt hoảng la lớn: " Bác tài ơi, còn hai người nữa". Anh chàng lơ xe bực dọc quơ tay đếm lại số hành khách rồi bảo: "Đủ rồi, 36 người, có thiếu ai đâu?". Tao vẫn ngoan cố phản đối "Rỏ ràng còn hai cha con ngồi cạnh tôi mà". Đám hành khách bắt đầu ngoái lại nhìn tao ái ngại, một bà trung niên ngồi ở hàng ghế sau nhoài người lên bảo: "Cậu nói sao chứ? Từ lúc xe khởi hành ở Sài Gòn đến giờ chỉ có cậu ngồi ở hàng ghế này thôi làm gì có ai bên cạnh !". Thoáng rùng mình, cái cảm giác lành lạnh đêm qua lại ập đến với tao. Tàu chuyển bánh thực sự, còn tao vẩn cố nhoài đầu ra ngoài hướng về phía căn nhà mồ, có thể họ bỏ quên vật gì chăng? Nhưng không , nơi ấy, dưới ánh sáng ngày càng rõ của buổi ban mai, chỉ là khoảng đất trống. Tao run bắn cả người lên, vội thụt vào trong, hấp tấp lôi ra những tờ giấy mà tao đã giãi hộ đề thi dùm cô gái hôm qua thì, trời ơi, trên tay tao chỉ là những chiếc lá khô trên đó chi chít những dòng gạch xóa của tao, còn chữ của cô gái thì hoàn toàn biến mất và còn nữa, tấm ảnh mà cô ta tặng tao, trời đất, chỉ là tấm ảnh trống trơn không có gì trên đó... một màu trắng mờ mờ, ma quái..." Kể đến đây, thằng Quang ngưng bặt nó ngó khắp lượt những gương mặt đang ngớ ra của bọn tội một hồi, rồi móc từ trong túi ra một vật gì đó: "Tao vẫn còn giữ tấm ảnh đó đến tận bây giờ". Bọn tôi liền thì nhau vồ lấy chuyền tay nhau, đúng là một tấm ảnh trắng không có gì trên đó. Khi tấm ảnh đến tay tôi không hiểu sao tội lại cũng có một cảm giác lạnh băng y như nó vậy. Thằng Quang lại tiếp: " Chưa hết, khi hết cuộc nghĩ hè trở lại trường, tình cờ tao đứng xem danh sách thí sinh vừa trúng tuyển, tui bây biết gì không, tao gần như muốn té xỉu khi đọc thấy trên đó tên họ, năm sinh của chủ nhân ngôi nhà mồ mà tao lại tình cờ ngủ lại trong đêm đó, và còn lại kỳ hơn nữa, từ đó trở đi, cứ sau một kì thi tuyển thì cũng chính cái tên cô gái đó lại xuất hiện trên bản niêm yết trúng tuyển...." Nhận lại tấm ảnh từ tay tôi, thằng Quang bỗng sa sầm nét mặt bỏ ngay ra ngoài không nói một lời. Còn lại đám quỷ sứ bọn tôi liền nhốn nháo bình phẩm. "Quả là thằng bịa chuyện có hạng, nó kể y như thật, đã vậy còn đáo để trưng ra tấm ảnh trống không phù hợp với tình tiết câu chuyện vừa đố ai bắt bẻ được nó, một tấm ảnh chụp của cõi âm làm sao dám trần thế da trần mắt thịt nhìn thấy nổi. Đại tài, đại tài... khâm phục... Khâm phục...!" Nhìn đám bạn hú hét như đám điên, tôi đã định yên lặng nhưng rồi không kiềm nổi nữa, tôi hét lớn: "Im đi lũ ngốc, nó nói thật đó hay ít ra gần như thật. Hai năm trước có một ông già tháp tùng cô con gái út lên Sài Gòn thi Đại học và chuyến trở về của họ không bao giờ đến nơi được. Cả hai đều tử nạn trong một tai nạn giao thông, cô bé không kịp nhìn thấy tấm giấy báo trúng tuyển của mình và tụi bây biết họ là ai không?... Thằng Quang gọi ông già đó là bố, còn cô con gái thì lọt lòng sau nó đúng hai năm". Đám bạn tôi liền xìu xuống như một quả bóng xì hơi, mặt đứa nào củng đực ra " Chưa hết, cứ mỗi kỳ thi tuyển thằng Quang lại như cái máy đứng tần ngần trước bảng danh sách niêm yết trúng tuyển. Không biết nó có tìm thấy một tin vui nào cho đứa em vắn số đó chăng. Kết Thúc (END) Đỗ Minh Tuấn